Máy đo cáp quang OTDR là gì? Cách thiết lập thông số và đọc kết quả đo như thế nào?

Th10 02, 2022

Máy đo cáp quang OTDR là gì?

Máy đo cáp quang OTDR (optical time-domain reflectometer ) là một thiết bị quang điện tử thường được sử dụng để xác định đặc tính của một sợi quang. Máy đo OTDR phát ra một loạt các xung quang vào trong sợi quang cần kiểm tra và nó cũng đưa ra tại đầu cuối của sợi quang đó, Ánh sáng được phân tán và bị phản xạ trở lại tại điểm chỉ số phản xạ thay đổi. Cường độ của xung phản xạ được đo và tích hợp như một hàm thời gian và được phác họa thành hàm theo độ dài của cáp.

Máy đo OTDR có thể sử dụng để ước lượng độ dài sợi quang và suy hao tổng trên toàn sợi, bao gồm suy hao của mối hàn và các đầu connector. Nó cũng được sử dụng để xác định lỗi, như gãy và đo suy hao phản xạ quang.

Máy đo OTDR có thể đo được tại nhiều bước sóng và kiểu sợi quang khác nhau, thông thường là các bước sóng hay sử dụng như 850, 1310 hay 1550 nm, được sử dụng để xác định suy hao gây ra bởi các đầu connector hoặc các mối hàn.

Sử dụng máy đo cáp quang OTDR

Các mức suy hao cho phép:

Dưới đây là các thông số tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng của một tuyến quang do công ty CMC Telecom cung cấp:

Quỹ công suất toàn trình (Switch to Switch):  28dBm

Suy hao toàn trình:  Yêu cầu <28 dBm (khuyến cáo nên <25dBm, 3dBm dự phòng công suất suy giảm theo thời gian).

Mức phát của OLT là +3dBm±2

Suy hao cho phép: cáp, mối hàn, mối đấu connector.

Về lý thuyết

Suy hao cho phép cáp:

tại bước sóng 1310nm: 0,32 dBm/km,

tại bước sóng 1550nm: 0,22 dBm/km

Suy hao mối hàn < 0,1 dBm (Thực tế suy hao < 0,05dBm).

Các suy hao do đấu nối connector < 0,5 dBm ( Đối với loại đầu connector SC/APC < 0,3dBm).

Quy trình đo sử dụng máy đo cáp quang OTDR để phân tích sợi quang:

  • Thiết lập bài đo:
    • Đo tại bước sóng 1310 và 1490/1550nm ( IN service đo tại bước sóng 1625nm)
    • Thiết lập thời gian phát quang: 30÷60s
    • Độ rộng xung:
    • Tuyến quang – bài đo HR : tùy thuộc vào khoảng cách tuyến ta thiết lập bài đo cho phù hợp, các giá trị thiết lập: bước sóng (Wavelengh), độ rộng xung (Fulse width), cự ly đo (Distance range), giá trị suy hao (Attenuaition).
    • PON – bài đo ER :  Thiết lập độ rộng xung 100< t < 500ns
    • Đo Real time: là bài đo được áp dụng cho việc tìm điểm sự cố trên tuyến
  • Đọc kết quả đo
Đọc kết quả đo OTDR Đọc kết quả đo event OTDR

Dựa vào biểu đồ hiển thị mẫu ở hình trên để nhận biết các Event trên tuyến quang: suy hao do bộ chia, suy hao do đầu nối, kết thúc tuyến quang hoặc bị đứt, suy hao toàn tuyến. Nếu event nào có mức suy hao lớn hơn mức cho phép thì phải khắc phục triệt để

Bài viết liên quan

Sản phẩm