Hiện nay, ngành công nghiệp chống cháy nổ đang rất được quan tâm và ngày càng có các yêu cầu khắt khe hơn từ các cơ quan quản lý nhà nước ở Việt Nam so với trước đây. Trước đây thường chỉ có trong ngành mỏ, khai thác than mới được quan tâm và tuân thủ theo các tiêu chuẩn về an toàn phòng chống cháy nổ theo quy định của bộ công thương, tuy hiện hiện nay các ngành khác cũng đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề này và bắt đầu áp dụng các tiêu chuẩn phòng nổ theo quy định vào thực tiễn ví dụ như các công ty xăng dầu, nhà máy hóa chất, Nhà máy công nghiệp,…
Tiêu chuẩn phòng nổ là một dải các ký hiệu được ghi trên thân hoặc nhãn của thiết bị điện qua đó chúng ta có thể biết được nó phù hợp lắp đặt trong môi trường và điều kiện cụ thể để đảm bảo an toàn cũng như tuân thủ các quy định của nhà nước
Về tiêu chuẩn phòng nổ hiện nay được chi làm 3 nhóm cụ thể như sau:
Để dễ hiểu thì nhóm I được phép sử dụng trong các mỏ dưới lòng đất nơi có khí metal dễ gây ra các vụ nổ, còn nhóm II và nhóm III được phép lắp đặt trong các môi trường có khí dễ cháy nổ và bụi nổ theo thực tế sử dụng.
Về thiết bị điện nhóm II, được chia thành IIA, IIB và IIC theo bản chất của đặc tính nổ và khả năng bắt cháy của khí dễ cháy mà thiết bị có thể được lắp đặt. Phân mục này dựa trên Khoảng cách an toàn thử nghiệm tối đa (MESG) hoặc tỷ lệ Dòng đánh lửa (EIC) tối thiểu (xem IEC 80079-20-1). MESG là chiều rộng khe hở lớn nhất giữa hai phần của buồng thử nghiệm với khe hở có thể điều chỉnh của đường dẫn ngọn lửa dài 25mm mà sự bắt lửa bên trong của hỗn hợp nổ không lan truyền ra bên ngoài trong các điều kiện thử nghiệm. MIC là tỷ số giữa dòng điện đánh lửa tối thiểu để đốt cháy khí hoặc hơi thử nghiệm so với khí mêtan trong phòng thí nghiệm.
Về thiết bị điện nhóm III, được chia thành IIIA, IIIB và IIIC theo bản chất của bầu khí quyển bụi nổ mà nó được sử dụng.
+ Group IIIA: Bụi bay dễ cháy
+ Group IIIB: Bụi không dẫn điện
+ Group IIIC: Bụi dẫn điện
Dưới đây là các chuẩn kỹ thuật bảo vệ được thiết kế cho thiết bị, điều mà người dùng thường thấy trên các nhan thông số hoặc trên thân vỏ của thiết bị:
– Ex i (Intrinsic safety – Bảo vệ an toàn từ bên trong hay ở Việt Nam gọi là an toàn tia lửa): Các thông số mạch điện được điều khiển để giảm năng lượng phát sinh tia lửa dưới mức có thể đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu.
+ ia: đảm bảo thiết bị không gây ra cháy nổ khi có sự cố của một hoặc hai thành phần lỗi xảy ra. Phù hợp sử dụng trong Zone 0.
+ ib: đảm bảo thiết bị không gây ra cháy nổ khi có sự cố của một thành phần lỗi xảy ra. Được sử dụng trong Zone 1 hoặc Zone 2.
+ ic: sử dụng duy nhất trong Zone 2. Đảm bảo trong điều kiện hoạt động bình thường không gây cháy nổ.
Lưu ý: phương pháp này không bảo vệ hoàn toàn đối với kết nối hoặc vật dẫn điện hoạt động quá nhiệt.
– Ex d (Flameproof – Bảo vệ chống nổ, phát sinh tia lửa ra ngoài): Các phần tử phát sinh tia lửa được chứa trong 1 hộp có khả năng không cho tia lửa này phát sinh ra ngoài hộp cho dù có sự nổ xảy ra bên trong hộp.
– Ex e (Increased safety – Bảo vệ gia tăng độ an toàn): Các thành phần trong phương pháp này được thiết kế để làm giảm sự phát sinh ra tia lửa và giảm sự hỏng hóc có thể phát sinh ra tia lửa. Phương pháp này được thực hiện bằng cách giảm nhiệt độ của thiết bị, đảm bảo tiếp xúc điện tốt, gia tăng độ cách điện và giảm khả năng thâm nhập của bụi và hơi ẩm.
– Ex m(Encapsulation – Bảo vệ bao bọc bên trong): Những thành phần có khả năng tạo tia lửa được bao bọc bởi chất dẻo nhân tạo và nhiệt độ bề mặt được điều khiển thấp hơn yêu cầu. Sự quá nhiệt hoặc sự phá hủy các thành phần này được ước định và đề phòng để tối thiểu hóa ảnh hưởng đến sự bảo vệ.
+ ma: sử dụng trong Zone 0, Zone 1 và cả Zone 2
+ mb: sử dụng trong Zone 1 và Zone 2
– Ex o (Liquid immersion – Bảo vệ ngâm trong dầu): Đây là kỹ thuật được sử dụng cho các thiết bị được ngâm trong dầu. Dầu đóng vai trò chất xúc tác.
– Ex p (Pressurized – Bảo vệ theo kiểu tạo áp suất trong hộp) : Áp suất dương tĩnh được duy trì trong hộp để ngăn chặn sự thâm nhập của khí gây cháy vào bên trong hộp. Yếu tố cần thiết của phương pháp này là hệ thống theo dõi liên tục để bảo đảm sự tin cậy của chúng và xả khí mỗi khi mở hộp bảo trì.
+ px: sử dụng trong phạm vi Zone 1 đến khu vực bình thường (non-incendive)
+ py: sử dụng trong Zone 1 và Zone 2
+ pz: sử dụng trong phạm vi Zone 2 và khu vực bình thường (non – incendive)
– Ex q (Powder filling – Bảo vệ theo kiểu lấp đầy 1 hợp chất vào hộp) : Kỹ thuât này đòi hỏi các phần tử phát sinh tia lửa đặt trong 1 hộp chứa đầy bởi hạt thạch anh hoặc thủy tinh. Những hạt này sẽ bít kín hộp làm hơi nóng giữ lại không thóat được ra ngòai. Phương pháp nàyđược phát triển để bảo vệ bộ pin công suất lớn và thường được sử dụng trong các thiết bị có cấp bảo vệ Ex e.
– Ex n (Type of protection – Bảo vệ phát sinh tia lửa) : Trong phương pháp này, các điểm nối phải đảm bảo độ tin cậy tuy nhiên không yêu cầu cao như Ex e. Ở những nơi bề mặt bên trong nóng hơn cấp nhiệt độ yêu cầu thì chúng cần được bao bọc chặt chẽ để ngăn chặn sự thâm nhập của khí gây cháy. Đây là kỹ thuật ngăn sự thoát hơi. Khái niệm “Không đánh lửa” cũng yêu cầu cấp bảo vệ thâm nhập IP65 hoặc cao hơn được thiết kế. Có các loại Ex n như sau:
+ nA: bảo vệ theo kiểu thiết bị không phát sinh tia lửa.
+ nR: bảo vệ ngăn sự thoát hơi ra bên ngoài..
Trên đây là những kiến thức cơ bản giúp người dùng nắm bắt sơ bộ về tiêu chuẩn chống cháy nổ ATEX/IECEx. Trong trường hợp cần tư vấn thêm về lĩnh vực này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với team chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình nhất.